Số phận "kho tiền" hàng tỷ USD của Afghanistan tại Mỹ khi Taliban nắm quyền
Contents
- 1 Số phận “kho tiền” hàng tỷ USD của Afghanistan tại Mỹ khi Taliban nắm quyền
- 1.1 Các chuyên gia vẫn đang xem xét khả năng Taliban có thể tiếp cận hàng tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan được cất ở New York, Mỹ.
- 1.1.1 “Binh sĩ ma” khiến Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay Taliban
- 1.1.2 Trung Quốc phủ nhận thâu tóm sân bay duy nhất ở Uganda
- 1.1.3 Taliban đòi Mỹ trả “kho tiền” ngay lập tức
- 1.1.4 Thủ lĩnh Taliban lần đầu lộ diện, cầu cứu quốc tế
- 1.1.5 Trung Quốc để mắt kho “vàng trắng” tại Afghanistan
- 1.1.6 Taliban đòi các nước trả hàng tỷ USD đóng băng giữa lúc cạn tiền
- 1.1.7 Taliban đòi Mỹ trả lại 9 tỷ USD cho Afghanistan
- 1.1.8 Dấu hiệu Trung Quốc đẩy mạnh hiện diện ở Trung Á
- 1.1.9 Tiết lộ sốc đằng sau việc Taliban chiếm Kabul “như chốn không người”
- 1.1.10 Mỹ giải cứu 140 phi công Afghanistan, Taliban lên tiếng
- 1.1.11 Trung Quốc cấp tập xét nghiệm 14 triệu dân vì ca Omicron cộng đồng đầu tiên
- 1.1.12 Dấu hiệu cuộc chiến quyền lực đằng sau biểu tình bạo loạn ở Kazakhstan
- 1.1.13 Binh sĩ Na Uy phải trả lại đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự
- 1.1.14 Nghi vấn người nước ngoài được cho tiền tới Kazakhstan để biểu tình
- 1.1.15 Phát hiện biến chủng mới lai giữa Delta và Omicron
- 1.1.16 Tổ chức do Trung Quốc lập ra “sẵn sàng can thiệp vào Kazakhstan nếu cần”
- 1.1.17 Iran trừng phạt các tướng cấp cao Mỹ trong vụ sát hại tướng Soleimani
- 1.1.18 Nga phản pháo khi Mỹ lo kịch bản Moscow “không rút quân khỏi Kazakhstan”
- 1.1.19 Những câu hỏi về bức tranh tiêm chủng chống Covid-19 trong tương lai
- 1.1.20 Khoảnh khắc vách đá lở đè trúng thuyền ở Brazil, 6 người chết
- 1.1 Các chuyên gia vẫn đang xem xét khả năng Taliban có thể tiếp cận hàng tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan được cất ở New York, Mỹ.
Số phận “kho tiền” hàng tỷ USD của Afghanistan tại Mỹ khi Taliban nắm quyền
Các chuyên gia vẫn đang xem xét khả năng Taliban có thể tiếp cận hàng tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan được cất ở New York, Mỹ.

Thành viên của Taliban tuần tra ở Kabul, Afghanistan (Ảnh: Getty).
Theo Robert Hockett, giáo sư về luật và
tài chính
tại Đại học Cornell, Taliban “gần như không có cơ hội” tiếp cận khối tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan, dù lực lượng này đã lên nắm quyền điều hành đất nước.
“Việc tiếp cận là bất khả thi, cả về mặt pháp lý lẫn trên thực tế”, ông Hockett nhận định.
Hãng tin Bloomberg ngày 17/8 dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết, theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, Washington đã đóng băng gần 9,5 tỷ USD tài sản của Ngân hàng Trung ương Afghanistan, đồng thời ngừng chuyển tiền mặt tới quốc gia này kể từ ngày 15/8, thời điểm Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Đa số khoản dự trữ gần 9,5 tỷ USD này đang nằm tại Cục Dự trữ liên bang New York và các tổ chức tài chính khác ở Mỹ.
Trong khi đó, cựu quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan, Ajmal Ahmady, nói với báo New York Times rằng khoảng 7 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan do Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York nắm giữ, trong khi 1,3 tỷ USD được giữ trong các tài khoản quốc tế .
Quan chức Mỹ khẳng định, Taliban sẽ không thể tiếp cận bất cứ tài sản nào của chính phủ Afghanistan tại Mỹ bởi tổ chức này vẫn nằm trong danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ. Giáo sư Hockett cũng đồng tình với quan điểm này.
Ông Hockett cho biết về cơ bản việc Taliban tiếp cận với kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan là bất khả thi về mặt pháp lý vì Taliban “không được Mỹ công nhận là một chính phủ hợp pháp.”
“Mỹ có thẩm quyền pháp lý để đóng băng tài sản của một chính phủ khi chính phủ đó bị thay thế bằng một thực thể phi chính phủ”, ông Hockett nói thêm.
Theo ông Hockett, “cách duy nhất” để Taliban có thể tiếp cận hàng tỷ USD dự trữ này là khi “Taliban không còn là Taliban nữa”.
“Chỉ khi họ không còn là Taliban nữa, họ mới có thể được coi là chính phủ hợp pháp của Afghanistan”, ông Hockett nói.
Ông Hockett nhận định các tài sản của Ngân hàng Trung ương Afghanistan có thể bị đóng băng ở Mỹ “vô thời hạn”.
“Không có thời hạn, ngày tháng hay giới hạn nào về thời gian. Về mặt pháp lý, nó có thể kéo dài hàng trăm năm”, ông Hockett nói thêm.
Ông Hockett cho biết Afghanistan cũng có tài sản ở các quốc gia khác và các nước đó chắc chắn cũng có động thái tương tự Mỹ.
Trước đó, sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, Mỹ đã đóng băng hàng tỷ USD tài sản của Iran và số tài khoản này đã bị đóng băng trong suốt hàng chục năm.
“Với Iran, điều đó đã diễn ra trong nhiều thập niên. Và với Taliban, nó cũng có thể diễn ra trong nhiều thập niên, nếu Taliban vẫn tiếp tục nắm quyền”, ông Hockett nói thêm.
Theo ông Hockett, một khả năng khác có thể xảy ra liên quan đến tài sản dự trữ của Afghanistan là số tài sản bị đóng băng sẽ được sử dụng để bồi thường thiệt hại trong các vụ kiện của người tị nạn Afghanistan, những người được Mỹ và đồng minh đưa ra khỏi đất nước, nhằm vào Taliban.
“Tôi nghĩ nhiều khả năng một loạt người tị nạn sẽ đệ đơn kiện Taliban. Tôi có thể dự đoán các vụ kiện tập thể nhằm vào Taliban, hoặc nhằm vào chính phủ Afghanistan do Taliban kiểm soát, tại các tòa án liên bang của Mỹ và đòi bồi thường bằng những tài sản trên”, ông Hockett cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Hockett cũng để ngỏ khả năng Mỹ sử dụng các tài sản bị đóng băng “làm quân bài mặc cả trong các cuộc đàm phán với Taliban để chiếm ưu thế trước Taliban”.
Ngoài việc ngăn Taliban tiếp cận tài sản của chính phủ Afghanistan gửi tại Mỹ, Washington cũng có thể ngăn Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng
thế giới
(WB) viện trợ cho Afghanistan.
Thành Đạt
Theo Business Insider
-
Bạn đang xem: Số phận “kho tiền” hàng tỷ USD của Afghanistan tại Mỹ khi Taliban nắm quyền
“Binh sĩ ma” khiến Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay Taliban
(Dân trí) – Cựu Bộ trưởng Tài chính Afghanistan cho rằng, sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Afghanistan là do những quan chức tham nhũng và “hai mang” tạo ra “binh sĩ ma”, thổi phồng quy mô lực lượng an ninh.
-
Trung Quốc phủ nhận thâu tóm sân bay duy nhất ở Uganda
(Dân trí) – Đại sứ quán Trung Quốc tại Uganda đã bác bỏ những đồn đoán của truyền thông quốc tế cho rằng Trung Quốc sẽ thâu tóm sân bay quốc tế của Uganda do nước này không trả được các khoản vay.
-
Taliban đòi Mỹ trả “kho tiền” ngay lập tức
(Dân trí) – Quan chức cấp cao của Taliban kêu gọi Mỹ “giải phóng” số tiền bị đóng băng của Afghanistan trong bối cảnh nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo.
-
Thủ lĩnh Taliban lần đầu lộ diện, cầu cứu quốc tế
(Dân trí) – Lần xuất hiện đầu tiên kể từ khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan, thủ lĩnh Mullah Mohammad Hassan Akhund, Thủ tướng lâm thời Afghanistan, kêu gọi quốc tế hỗ trợ và cam kết không can thiệp các nước.
-
Trung Quốc để mắt kho “vàng trắng” tại Afghanistan
(Dân trí) – Đại diện của một số công ty Trung Quốc đã đến Afghanistan để khảo sát các dự án lithium tiềm năng sau khi Taliban lên nắm quyền tại nước này.
-
Xem thêm: Dấu ấn Quốc hội khóa XIV: Bài 4: Quyết sách lớn cho nước mạnh, dân giàu giàu
Taliban đòi các nước trả hàng tỷ USD đóng băng giữa lúc cạn tiền
(Dân trí) – Taliban kêu gọi giải phóng hàng tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan khi nước này đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền mặt, nạn đói và khủng hoảng di cư.
-
Taliban đòi Mỹ trả lại 9 tỷ USD cho Afghanistan
(Dân trí) – Taliban cảnh báo, nếu Mỹ không giải phóng số tài sản hơn 9 tỷ USD của Afghanistan, điều này có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng kinh tế, châm ngòi cho khủng hoảng di cư trong khu vực và thế giới.
-
Dấu hiệu Trung Quốc đẩy mạnh hiện diện ở Trung Á
(Dân trí) – Trung Quốc được cho là có thể tài trợ 8,5 triệu USD để xây dựng một căn cứ cảnh sát ở Tajikistan ngay gần biên giới Afghanistan.
-
Tiết lộ sốc đằng sau việc Taliban chiếm Kabul “như chốn không người”
(Dân trí) – Taliban không đánh chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan mà đã được “mời vào”, cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai tiết lộ.
-
Mỹ giải cứu 140 phi công Afghanistan, Taliban lên tiếng
(Dân trí) – Ngay sau khi Mỹ sắp xếp đưa 140 phi công của Afghanistan từ Tajikistan đến Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), chính quyền Taliban đã phản ứng với động thái này.
-
Xem thêm: Song công – Wikipedia tiếng Việt
Trung Quốc cấp tập xét nghiệm 14 triệu dân vì ca Omicron cộng đồng đầu tiên
(Dân trí) – Trung Quốc nhanh chóng lên kế hoạch xét nghiệm 14 triệu dân thành phố Thiên Tân, gần thủ đô Bắc Kinh, sau khi phát hiện 2 ca cộng đồng nhiễm siêu chủng Omicron đầu tiên.
-
Dấu hiệu cuộc chiến quyền lực đằng sau biểu tình bạo loạn ở Kazakhstan
(Dân trí) – Các chuyên gia nhận định, bạo loạn tại Kazakhstan có thể bắt nguồn một phần từ cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong chính phủ nước này.
-
Binh sĩ Na Uy phải trả lại đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự
(Dân trí) – Lính nghĩa vụ ở Na Uy được yêu cầu trả lại đồ lót sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, do quân đội nước này đang phải vật lộn với tình trạng nguồn cung cấp quân trang cạn kiệt vì đại dịch Covid-19.
-
Nghi vấn người nước ngoài được cho tiền tới Kazakhstan để biểu tình
(Dân trí) – Một người đàn ông từ Kyrgyzstan khai nhận đã được “những người lạ” mua vé máy bay và hứa cho tiền 200 USD để gia nhập biểu tình ở Kazakhstan.
-
Phát hiện biến chủng mới lai giữa Delta và Omicron
(Dân trí) – Một nhóm nhà nghiên cứu ở Cộng hòa Síp đã phát hiện ra một chủng SARS-CoV-2 được cho là sở hữu đặc điểm của 2 biến chủng Delta và Omicron.
-
Xem thêm: Tiền hôn hậu ái – Minh Nguyệt Quán
Tổ chức do Trung Quốc lập ra “sẵn sàng can thiệp vào Kazakhstan nếu cần”
(Dân trí) – Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), nhóm an ninh do Trung Quốc và 5 nước khác lập ra, tuyên bố sẵn sàng can thiệp vào cuộc bạo loạn ở Kazakhstan – một nước thành viên – nếu cần thiết.
-
Iran trừng phạt các tướng cấp cao Mỹ trong vụ sát hại tướng Soleimani
(Dân trí) – Iran tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên 51 người Mỹ, trong đó có các tướng cấp cao của Washington, những người mà Tehran xác định có liên quan tới vụ ám sát tướng cấp cao Qassem Soleimani năm 2020.
-
Nga phản pháo khi Mỹ lo kịch bản Moscow “không rút quân khỏi Kazakhstan”
(Dân trí) – Nga đã lên tiếng chỉ trích sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lo ngại rằng Kazakhstan sẽ gặp khó khăn để yêu cầu Nga rút quân sau khi bạo loạn được dập tắt.
-
Những câu hỏi về bức tranh tiêm chủng chống Covid-19 trong tương lai
(Dân trí) – Nhiều người trên thế giới đã tiêm 3 mũi vaccine phòng Covid-19 chỉ trong vòng 1 năm và Israel thậm chí đã tiêm mũi thứ 4. Câu hỏi đặt ra là việc tiêm chủng trong tương lai sẽ như thế nào?
-
Khoảnh khắc vách đá lở đè trúng thuyền ở Brazil, 6 người chết
(Dân trí) – Hàng chục người thiệt mạng, bị thương và mất tích sau khi một vách đá lở đè trúng ít nhất 3 chiếc thuyền chở du khách tham quan một hồ nước ở Brazil.
Chuyên mục: Góc truyện