Gắn kết nông dân tạo “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế
-
Trang chủ
-
Thời sự
-
Kinh tế Việt Nam
Contents
- 1 Gắn kết nông dân tạo “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế
- 1.1 Tin liên quan
- 1.2
Tin cùng chuyên mục
- 1.2.1 Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2022
- 1.2.2 “Bắt tay” với doanh nghiệp FDI để kết nối sản xuất linh phụ kiện trong nước
- 1.2.3 Hà Nội: Miễn phí thuê mặt bằng đối với các hộ bán hoa, cây cảnh dịp Tết
- 1.2.4 Việt Nam -Lào sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm
- 1.2.5 Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2022
- 1.2.6 Xuất khẩu tăng mạnh, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI
- 1.2.7 Yên Bái khởi công đường nối Quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài – Lào Cai
- 1.2.8 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Ngành công thương từng bước vượt qua thách thức
- 1.2.9 Thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam
Gắn kết nông dân tạo “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế
Tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động”. Ảnh: VGP

Tại tọa đàm “Nông nghiệp: Trụ đỡ vững chắc trong biến động” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 28/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, quy mô của các doanh nghiệp nông nghiệp có thể không bằng các doanh nghiệp công nghiệp nhưng sức lan toả ra hàng chục triệu hộ nông dân có thể kết nối trở thành sức mạnh.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, phải nhìn nền nông nghiệp là một cấu trúc kinh tế-xã hội chứ không phải là ngành kinh tế đơn lẻ, không chỉ là một ngành có đóng góp 14% tổng GDP. Đây là một ngành kinh tế bao trùm mang lại thu nhập cho hàng chục triệu con người.
Từ câu chuyện trong đại dịch vừa qua có thể nhìn thấy ngành nông nghiệp với hàng chục triệu hộ nông dân có thể linh hoạt và năng động hơn trong đại dịch, trên từng mảnh vườn, cái ao… vẫn có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo ra bức tranh nông nghiệp “dương” so với nhiều ngành khác.
“Sức sống của hàng chục triệu hộ nông dân là niềm tin để phát triển chiến lược “Tam nông” căn cơ hơn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đánh giá, trong mọi biến cố ở các nền kinh tế, thì nông nghiệp đều phát huy vai trò trụ đỡ. Đất nước ta phát triển phần lớn bắt đầu từ nông nghiệp. Người Việt Nam phần lớn sinh ra từ nông thôn, đây là nền tảng gốc rễ xã hội Việt Nam. Quá trình công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch từ nông nghiệp nông thôn sang công nghiệp. Tuy nhiên, lợi thế năng lực cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam vẫn là nông nghiệp, du lịch…
Thời gian qua, nông nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ, có nhiều đóng góp cho GDP, quan trọng nhất là dư địa của ngành nông nghiệp còn vô cùng lớn. Nhưng nông nghiệp cũng còn không ít thiếu sót cần khắc phục để tạo ra năng lực cạnh tranh mới.
“Dòng người hồi hương thời gian qua cũng cho thấy nông nghiệp nông thôn chính là điểm tựa quan trọng cho lực lượng lao động gặp khó ở đô thị và khu công nghiệp. Nông thôn chính là bệ đỡ về an sinh, như “ngôi nhà” của người lao động, sẵn lòng đón và chăm lo trong giai đoạn này”, ông Vũ Tiến Lộc chỉ ra.
Quận Ô Môn, Cần Thơ đã nới lỏng xã hội nên việc thu hoạch nhãn của người dân dễ dàng hơn. Ảnh: Thu Hiền – TTXVN

Về mục tiêu tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp năm 2021 là từ 2,5-2,8%, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, qua khảo sát sơ bộ đánh giá đối với từng ngành hàng, từng địa phương, tăng trưởng của ngành sẽ đảm bảo và góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mặc dù đang ở giai đoạn chống chọi với dịch bệnh, các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn như chi phí đầu vào tăng, những biến cố thị trường, đứt gãy logistics cung ứng thế giới… tuy nhiên dư địa của ngành vẫn còn và chúng ta có niềm tin.
Trong bối cảnh đó, nhiệm kỳ 2021-2025 với tầm nhìn phát triển chiến lược, ngành nông nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại trong giai đoạn sắp tới, chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp dựa trên mục tiêu tăng sản lượng sang tư duy kinh tế với mục tiêu là tăng giá trị.
“Chúng ta phải thay đổi mô hình chứ không phải thay đổi tỷ trọng của ngành nông nghiệp khi đi theo sản lượng. Chúng ta phải tích hợp đa giá trị vào sản phẩm, nhìn nông nghiệp không phải là kỹ thuật hay sản xuất, thậm chí không dừng lại là ngành kinh tế mà là ngành tích hợp cả kinh tế, văn hóa, xã hội”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích.
Trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp phải có tinh thần doanh nhân trong doanh nghiệp, phải hình thành doanh nhân trong nông nghiệp.
Nguồn lực cho sự phát triển nông nghiệp là nguồn lực về văn hóa, vốn xã hội vô cùng lớn, cần phát huy yếu tố này. Hướng phát triển của nông nghiệp sẽ phải kết hợp cả quy mô lớn với quy mô nhỏ. Tác động của kinh tế số có thể đưa một hộ nông dân trồng hoa tại Đà Lạt hoặc một người trồng cà phê ở Đắk Lắk vươn tới thị trường thế giới nếu làm theo kiểu của một doanh nhân, của một nhà khởi nghiệp; phải tích tụ, tập trung thành những chuỗi lớn, đồng thời không xóa đi vai trò của những hộ kinh doanh nhỏ, nhỏ phải liên kết lại với nhau, cái nhỏ kết nối sẽ thành chuỗi lớn.
Các loại quả mận và xoài đạt tiêu chuẩn VIETGAP, an toàn vệ sinh từ tỉnh Sơn La được đưa đến các điểm thiêu thụ tại thành phố Hải Phòng. Ảnh: An Đăng – TTXVN

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nói nông nghiệp là phải sản xuất quy mô lớn nhưng bây giờ điều đó cũng chưa chắc, nhất là do tác động của đại dịch COVID-19 vừa qua. Mô thức hoạt động trong xã hội mùa COVID-19 người ta chia nhỏ ra nhiều hơn.
Ví dụ, việc chia nhỏ một nhà máy lớn thành nhiều nhà máy nhỏ, nếu công nhân bị F0, họ sẽ đóng cửa một chỗ còn những nhà máy khác vẫn hoạt động được. Bản chất là chia nhỏ những mô thức. Nông nghiệp cũng cần có sự thay đổi để thích ứng với đại dịch.
Hợp tác xã là giải pháp trong chuyển đổi nông nghiệp. Chỉ hợp tác xã mới vượt qua lời nguyền “manh mún, nhỏ lẻ, tự phát”. Hợp tác xã là chỗ để Nhà nước hỗ trợ, Nhà nước không hỗ trợ qua các hộ cá thể mà qua kinh tế tập thể. Đến một ngày nào đó, hợp tác xã sẽ ngồi ngang hàng với các doanh nghiệp để đàm phán những vấn đề liên kết.
Về phát triển nông nghiệp đa giá trị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ ra, bên cạnh giá trị hữu hình của một trái cam, quýt, xoài… là giá trị vô hình từ tài nguyên bản địa, văn hóa bản địa, văn hóa của người dân tộc, lịch sử của địa phương. Khi tích hợp lại tạo ra giá trị làm cho đồ thị tăng theo chiều thẳng đứng chứ không theo chiều ngang.
Phát triển nông nghiệp không chỉ dựa trên nông sản nữa mà còn là nền văn hóa, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tích hợp thành ngành du lịch, lúc đó nông nghiệp không còn là câu chuyện mua bán nữa mà phát huy được những vấn đề văn hóa, lịch sử.
Nền nông nghiệp nước ta có nhiều bước chuyển mình quan trọng nhưng đến nay vẫn ở trình độ thấp so với thế giới, sản phẩm thô, chủ yếu gia công, nhập khẩu giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc trừ sâu… nên giá trị gia tăng nông nghiệp không cao; thương hiệu, chất lượng, giá cả chưa cạnh tranh chưa vào được phân khúc cao thị trường.
Với điều kiện tự nhiên nước ta, có các vùng khí hậu, thổ nhưỡng, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng nên phát triển đúng theo phương thức thuận thiên, tận dụng các điều kiện để có các sản phẩm chất lượng cao hơn. Trước hết phải thay đổi tư duy của người nông dân. Tất cả nông dân bây giờ đều phải đứng trước nhu cầu khởi nghiệp. Người nông dân cần có tinh thần của người kinh doanh.
Doanh nghiệp Cà Mau chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, đào tạo nguồn nhân lực đang rất yếu, chỉ khoảng 4% nông dân có đào tạo về kỹ thuật chuyên môn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nếu nông nghiệp không chuyên nghiệp thì sẽ để lại hệ lụy rất lớn. Quốc hội đang bàn Luật Bảo hiểm, trong đó có đặt vấn đề bảo hiểm nông nghiệp. Nhưng không thể áp dụng bảo hiểm nông nghiệp nếu một nền nông nghiệp không chuyên nghiệp, nếu người nông dân không chuyên nghiệp.
Với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng có thể hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận được với kiến thức, thông tin; được đào tạo, tư vấn, hỗ trợ… Qua đó, có thể đào tạo cấp tập, nâng cao kiến thức của nông dân.
Khuyến nông trước đây chỉ là chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cho nên rất nhiều mô hình khuyến nông làm được một thời gian thì mất. “Khuyến nông giờ không chỉ cung cấp giống, kỹ thuật mà còn cung cấp tri thức, kiến thức mới về chế biến, công nghệ, tìm kiến thị trường, xây dựng thương hiệu… Chúng ta phải tổ chức lại, tìm điều mới cho cộng đồng nông dân. Phải “khai tâm” để người dân thay đổi, sau đó là “khai trí”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay./.
- Từ khóa :
-
nông dân
-
nông nghiệp
-
nông sản
-
thủy sản
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
lê minh hoan
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Bạn đang xem: Gắn kết nông dân tạo “trụ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế
Bến Tre hỗ trợ đưa 100% sản phẩm nông nghiệp chủ lực lên sàn TMĐT
10:17′ – 28/10/2021
Bến Tre phấn đấu hỗ trợ đưa 100% các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gia nhập giao dịch trên các sàn thương mại điện tử: Postmart.vn, Voso.vn, Sendo, Đặc sản Bến Tre bentretrade.vn…
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp
14:45′ – 26/10/2021
Trong giai đoạn 2004-2020, nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,54% GDP nông nghiệp cả nước và 30% GDP chung của vùng.
-
Thị trường
Cà Mau quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử
16:03′ – 20/10/2021
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch 146/KH-UBND về việc truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem thêm: Đêm Say-Truyện ngôn tình hiện đại hay nhất full
Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã mở rộng hơn 180 quốc gia
07:58′ – 12/10/2021
Thị trường xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã mở rộng hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, có sự di chuyển tích cực từ thị trường phân khúc trung bình, sang phân khúc cao cấp hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH năm 2022
19:39′
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
“Bắt tay” với doanh nghiệp FDI để kết nối sản xuất linh phụ kiện trong nước
18:27′
Năm 2022 sẽ phối hợp chặt chẽ với một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia như Samsung, Toyota… tăng cường tìm kiếm, kết nối các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem thêm: Review
Hà Nội: Miễn phí thuê mặt bằng đối với các hộ bán hoa, cây cảnh dịp Tết
17:37′
UBND quận Hai Bà Trưng sẽ miễn phí tiền thuê mặt bằng khi các hộ kinh doanh có nhu cầu trưng bày sản phẩm tại Chợ hoa Xuân Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn quận.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam -Lào sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm
17:23′
Việt Nam-Lào cũng xem xét có cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm có tính chất đòn bẩy về hợp tác kinh tế giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2022
17:03′
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem thêm: [HĐ-Edit-Hoàn] Hoa Nhài Của Tạ Thiếu – Nhân Ảnh Sung Sung – Mèo’s House
Xuất khẩu tăng mạnh, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI
15:55′
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường châu Âu sau khi FTA Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi như: thủy sản, tôm, gạo…
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái khởi công đường nối Quốc lộ 32 với cao tốc Nội Bài – Lào Cai
14:57′
Đây là dự án giao thông thứ 3 được tỉnh Yên Bái khởi công trong tháng đầu năm 2022 và là một trong những công trình trọng điểm của địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Ngành công thương từng bước vượt qua thách thức
14:07′
Phó Thủ tướng ghi nhận trong bối cảnh diễn biến phức tạp bởi đại dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã chủ động đề xuất Chính phủ và trực tiếp triển khai nhiều giải pháp bảo đảm cung cầu, lưu thông…
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam
12:47′
Sáng 9/1, tại Hà Nội, Đại hội thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chuyên mục: Góc truyện